9 lợi ích tiềm năng của việc bổ sung Kẽm

     Kẽm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà hầu như không thể kể hết chúng trong một bài. Khoáng chất này có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm mạnh; nó cần thiết cho khả năng miễn dịch, sinh sản, sức khỏe tâm thần, sức khỏe làn da, chức năng nhận thức, và hơn thế nữa! Cùng Oceanpharm theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu những lợi ích của kẽm nhé!

Tại sao Kẽm lại quan trọng?

 

Tiềm năng của bổ sung Kẽm

_Tăng cường hệ miễn dịch

     Lợi ích của kẽm với hệ miễn dịch đã được chứng minh rất nhiều. Các tế bào miễn dịch  phụ thuộc vào kẽm để phát triển và hoạt động lành mạnh. Đó là lý do tại sao, các chuyên gia thường khuyên bạn tăng cường lượng kẽm hàng ngày để giúp bạn không bị ốm hoặc có thể rút ngắn thời gian khi mắc bệnh. 

     Hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ giúp cơ thể chiến đấu với các virus gây bệnh như cảm cúm, cảm lạnh khi giao mùa cực kỳ hiệu quả.

     Thiếu kẽm dẫn đến suy yếu hệ thống miễn dịch, làm tăng khả năng bị cảm lạnh, nhiễm vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng.

 

_Bảo vệ trái tim khỏe mạnh

     Các nghiên cứu cho thấy nồng độ kẽm thường thấp ở những bệnh nhân bị suy tim, xơ cứng động mạch, bệnh tim và đau ngực.

     Kẽm cần thiết để duy trì sức khỏe của các tế bào trong hệ thống tim mạch, đồng thời giảm viêm và stress oxy hóa. Việc bổ sung kẽm làm giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần, LDL và lipid máu. Việc giảm các dấu hiệu này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

     Ngoài ra, kẽm có khả năng chống viêm cực kỳ hiệu quả nhờ tạo ra các cytokine chống viêm. Kẽm cũng được chứng minh có tính bảo vệ, đặc biệt là đối với bệnh mạch vành và có thể giúp cải thiện chức năng tim.

Tại sao Kẽm lại quan trọng?

Kẽm bảo vệ trái tim khỏe mạnh

_Có lợi cho sự phát triển ở trẻ nhỏ

     Trên toàn cầu, hơn nửa triệu ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi có nguyên nhân trực tiếp do thiếu kẽm (theo nghiên cứu từ Đại học Y khoa Colorado).

     Trong một số nghiên cứu, việc bổ sung kẽm tạo ra những tác động có lợi đáng kể đến cả chiều cao và cân nặng của trẻ em. Đặc biệt ở trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng bị chậm lớn. 

     Kẽm vừa là cấu trúc, vừa tham gia vào duy trì chức năng của hàng loạt các cơ quan quan trọng. Kẽm duy trì độ tập trung cao trong não, nếu bé bị thiếu kẽm ở các cấu trúc thần kinh có thể dẫn đến nhiều rối loạn thần kinh.

_Duy trì làn da khỏe mạnh

     Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng cho làn da khỏe mạnh. Kẽm có chứa các đặc tính chống viêm và cũng làm giảm sản xuất dầu, khiến nó trở thành một ứng cử viên tiềm năng để chống lại mụn trứng cá và mụn viêm.

     Kẽm hỗ trợ sản xuất collagen và các loại protein phong phú nhất trong cơ thể con người tạo thành mô liên kết. Vì vậy, kẽm được coi là phương pháp chữa lành tổn thương da an toàn và hữu hiệu nhất.

     Kẽm kết hợp với các vitamin và khoáng chất khác còn có thể làm chậm quá trình lão hóa của da.

Tại sao Kẽm lại quan trọng?

 

Kẽm duy trì làn da khỏe mạnh

_Tăng cường sức khỏe tiêu hóa

     Thiếu kẽm có tác động bất lợi đến niêm mạc ruột của cơ thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như: bệnh viêm ruột, tiêu chảy, viêm đại tràng. Trong hầu hết các trường hợp, bổ sung kẽm có thể cải thiện tình trạng trên.

     Tiêu chảy là một triệu chứng đặc trưng của tình trạng thiếu kẽm nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, một đợt bổ sung kẽm từ 10 đến 14 ngày có thể điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị thiếu hụt và ngăn ngừa tái phát. 

 

_Tăng cường sức mạnh cho xương

     Theo tuổi tác, xương của chúng ta trở nên yếu và dễ gãy. Xương được ví như bộ khung giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Thành phần cấu tạo chủ yếu để bộ xương luôn chắc khỏe là canxi. Tuy nhiên, kẽm lại là một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe xương.

     Kẽm cũng là một nguyên tố vi lượng quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Khoáng chất này có đặc tính kháng khuẩn và có hiệu quả chống lại các vấn đề sức khỏe răng miệng như viêm nướu, sâu răng.

Tại sao Kẽm lại quan trọng?

Kẽm tăng cường sức mạnh cho xương

_Cải thiện thị lực

     Võng mạc được biết là nơi chứa hàm lượng kẽm cao. Khoáng chất này kết hợp với vitamin A trong việc hình thành sắc tố melanin – sắc tố bảo vệ mắt. Một số bằng chứng cũng cho thấy bổ sung kẽm có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

     Thị lực ban đêm kém và đục thủy tinh thể cũng có liên quan đến tình trạng thiếu kẽm.

_Vai trò với sức khỏe tình dục

     Các nghiên cứu cho thấy kẽm đóng một vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản. Đặc biệt là điều chỉnh nồng độ testosterone trong huyết thanh ở nam giới. Thiếu kẽm ở nam giới có thể làm chậm khả năng di chuyển và chất lượng tinh trùng. 

     Bên cạnh đó, thiếu kẽm có liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến các vấn đề về chức năng buồng trứng, kinh nguyệt không đều và vô sinh.

     Có thể bạn chưa biết, kẽm cũng là một phần thiết yếu của các enzym cho phép tinh trùng và trứng gặp nhau trong quá trình thụ tinh.

Tại sao Kẽm lại quan trọng?

 

Kẽm tốt cho sức khỏe tình dục

_Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

     Bổ sung kẽm cũng có thể có tác dụng hữu ích trong việc kiểm soát đường huyết. 

     Các ion kẽm có thể liên kết với các thụ thể insulin, kích hoạt các con đường truyền tín hiệu insulin. Bằng cách bắt chước insulin, kẽm làm giảm sự bài tiết quá mức insulin của các tế bào tuyến tụy. Từ đó giúp bảo vệ mô tuyến tụy khỏi bị hư hại.

     Các nghiên cứu phát hiện ra rằng bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường có nhiều khả năng bị thiếu kẽm.

 

     Mặc dù chỉ cần một lượng nhỏ nhưng Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể.  Ảnh hưởng của sự thiếu hụt của nó có thể khá rắc rối. Và vì lý do đó, điều quan trọng là phải bổ sung đầy đủ kẽm trong chế độ ăn uống của bạn. Cơ thể của bạn sẽ cảm ơn bạn.