7 loại ho ở trẻ nhỏ mà mẹ đảm cần phải biết
Chắc hẳn, trong số chúng ta những người làm cha mẹ sẽ rất lo lắng khi nghe thấy tiếng ho phát ra từ con mình. Trẻ em là đối tượng thường xuyên bị ho do sức đề kháng vẫn còn non yếu. Vậy nguyên nhân dẫn tới các cơn ho của trẻ nhỏ là gì? Bài viết dưới đây xin được chia sẻ cùng các bạn.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai: “Ho là triệu chứng thường gặp trong nhiễm khuẩn hô hấp trên hoặc dưới. Ngoài ra ho cũng gặp trong các bệnh không phải nhiễm trùng như hen phế quản hoặc do tiếp xúc với các loại khói, bụi như khói thuốc lá, thuốc lào, bếp than, bếp củi…”
7 loại ho ở trẻ em
Theo thống kê có tới 7 loại bệnh gây ra triệu chứng ho. Cùng Oceanpharm tìm hiểu biểu hiện và cách khắc phục các cơn ho nhé!
Ho do cảm lạnh
Nguyên nhân
Cảm lạnh – một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Hiện có hơn 200 chủng virus gây ra chứng cảm lạnh.
Biểu hiện
Triệu chứng điển hình ban đầu là ho, ho có đờm, chảy nước mũi và đau họng. Đôi khi kèm theo đau cơ, mệt mỏi, đau đầu và mất cảm giác ngon miệng. Đau họng xuất hiện trong khoảng 40% trường hợp mắc bệnh. Ho ở khoảng 50%. Đau cơ xảy ra ở một nửa trường hợp mắc bệnh. Ở người lớn sốt thường ít gặp nhưng nó lại phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Mẹ nên làm gì?
Đây là bệnh do virus nên kháng sinh sẽ không có tác dụng ở đây, bệnh sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần nếu được chăm sóc tốt. Mẹ nên làm các cách sau giúp trẻ mau khỏi bệnh hơn:
– Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn hoặc uống nước nhiều hơn để làm loãng đờm.
– Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%, hoặc muối biển sâu, làm sạch mũi cho bé bằng cách hướng dẫn bé tự xì mũi, hút mũi hoặc rửa mũi đúng cách.
– Nếu bé sốt hãy cho bé uống hạ sốt khi thân nhiệt trên 38,50C.
– Đưa trẻ đến khám lại nếu thấy có 1 trong các dấu hiệu của viêm phổi như: Khó thở hơn, thở nhanh hơn, bú kém hơn, không uống được, thấy trẻ ốm nặng hơn…
– Mẹ có thể sử dụng các bài thuốc chữa ho dân gian như mật ong chưng quất, lá húng chanh chưng đường phèn… giúp tiêu đờm, giảm ho.
Chú ý: Nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm ho, tiêu đờm từ thảo dược tự nhiên an toàn hơn là các sản phẩm trị ho chưa các hoạt chất dextromethorphan.
Bạn có thể lựa chọn sản phẩm trị ho thảo dược an toàn cho con và gia đình mình. Thuốc ho FISSOTAR chứa cao lá thường xuân, húng chanh, mật ong … Giúp giữ ấm, giảm ho, tiêu đờm hiệu quả, được điều chế thêm thành phần cúc tím hàm lượng cao có tác dụng giải cảm nhanh chóng cũng là một gợi ý cho bạn.
Ho do viêm tiểu phế quản
Nguyên nhân
Viêm tiểu phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp nhỏ phía dưới phổi gọi là tiểu phế quản. Virus hợp bào hô hấp là thủ phạm chính gây nên. Các bé ở tuổi sơ sinh thường hay mắc bệnh viêm tiểu phế quản, còn ở trẻ lớn hơn thường mắc viêm phế quản.
Biểu hiện
– Bệnh có thể bắt đầu bằng các triệu chứng cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi trong vòng 1 tuần, ho có đờm, khò khè và thường kéo theo hơi thở nhanh, nông, thở khó khăn.
– Bé sốt cao khoảng 39,4 độ C, bé ngủ lịm đi và thở ra tiếng khò khè.
Mẹ nên làm gì?
– Hãy gọi bác sỹ ngay hoặc đưa con đi khám khi phát hiện thấy bé khó thở và không muốn ăn uống gì. Trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản cần được nhập viện để điều trị bằng khí oxygen.
– Nếu bé chỉ bị viêm nhẹ (chỉ ho khò khè mà không bị khó thở), các mẹ có thể đặt thêm máy phun sương trong phòng ngủ của con để giúp trẻ long đờm trong phổi và đảm bảo rằng bé uống đủ nước.
Ho do viêm tắc thanh quản
7 loại ho ở trẻ em
Nguyên nhân
Bệnh viêm tắc thanh quản do virus lây lan gây bệnh khiến cho cổ họng và khí quản bị sưng và thu hẹp lại. Phần lớn trẻ em từ sáu tháng đến ba tuổi rất dễ nhiễm căn bệnh này. Ở người lớn và trẻ em mẫu giáo khí quản rộng hơn nên khi bị sưng ảnh hưởng ít hơn lên nhịp thở.
Biểu hiện
– Tiếng ho chát chua, khô khốc, thường bắt đầu và nặng hơn vào ban đêm.
– Trẻ có thể bị sốt nhẹ.
– Trường hợp nặng mặt bé tím lại, hơi thở gay gắt và có tiếng the thé khi bé hít vào, hơi giống với tiếng rít khi trẻ khóc thét lên.
Mẹ nên làm gì?
– Mẹ hãy ngồi với con trong phòng tắm ướt khoảng 5 phút. Độ ẩm ướt lúc này sẽ giúp bé long đờm trong phổi và kiềm chế cơn ho cho bé. Ban đêm nếu nhiệt độ trở lạnh các mẹ hãy ủ ấm bé trong chăn và mặc quần áo dài cho bé. Tuyệt đối đừng đóng kín cửa nhé. Hãy để cửa sổ mở và không khí tràn vào phòng để giúp đường hô hấp của bé đỡ sưng hơn.
– Hãy gọi ngay bác sỹ nếu thấy bé có biểu hiện xấu.
Ho do mắc bệnh hen suyễn
Nguyên nhân
Hen suyễn thường là bệnh mãn tính, kinh niên khi đường hô hấp trao đổi không khí với lá phổi bị thu hẹp. Có khi bị sưng làm đường thông khí bị tắc nghẹt, tạo nên các chất nhầy và co thắt. Những yếu tố chủ yếu gây nên căn bệnh này bao gồm những tác động của môi trường, vi khuẩn lây lan. Theo các bác sỹ trẻ em, trẻ nhiễm căn bệnh này thường có lá phổi rất nhạy cảm.
Biểu hiện
– Cơn ho của bé dai dẳng kèm theo những tiếng rít khẽ và khò khè, có thể đã kéo dài hơn 10 ngày và trở nên tệ hơn vào ban đêm hoặc có biểu hiện dị ứng với phấn hoa, thời tiết lạnh, lông hoặc mùi động vật, bụi bẩn và khói.
– Bé thở nhanh, gấp và tiếng thở bị khô, khò khè
Mẹ nên làm gì?
Theo các bác sỹ trong trường hợp bị hen suyễn nhẹ thì cơn ho dai dẳng là biểu hiện duy nhất của căn bệnh này. Các mẹ hãy cho bé đi khám để có được cách trị bệnh khoa học. Mẹ đừng quên nói với bác sỹ trong trường hợp trong gia đình có người đã có tiền sử căn bệnh này hay các loại bệnh dị ứng khác nhé. Vì rất có thể đó cũng là nguyên nhân khiến bé bị bệnh.
Ho do cảm cúm
Nguyên nhân
– Cảm cúm do virus cúm gây ra thường trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Mười một hàng năm.
– Hiện nay trên thế giới chia ra làm 3 chủng cúm: cúm A, B,C
Biểu hiện
– Bé bị khản giọng, ho khan hoặc ho ướt không phân biệt ngày đêm.
– Bé bơ phờ, mệt mỏi, không chơi, ủ rũ, chán ăn, than đau họng, đau chân tay, đau đầu…
– Bé sổ mũi, sốt có khi buồn nôn.
Mẹ nên làm gì?
– Hãy đưa bé đến cơ sở y tế để xác định chính xác chủng cúm mà bé mắc, từ đó bác sĩ sẽ cho pháp đồ điều trị phù hợp.
– Nếu bé sốt cao, không hạ, kèm theo tiêu chảy, không ăn uống gì hãy cho bé nhập viện.
– Cho bé uống nhiều nước, sử dụng máy tạo ẩm trong phòng để giảm bớt sự tắc nghẽn hô hấp ở con.
– Bệnh điều trị bằng cách tăng cường sức đề kháng cơ thể. Bởi vậy mẹ hãy cho bé ăn uống tốt, bổ sung các sản phẩm chứa Zn, Thymodulin như ZINDULIN
– Nên chích ngừa cúm hàng năm trước khi vào mùa, rửa tay bằng xà phòng và hạn chế đi vào vùng dịch.
Ho do trào ngược dạ dày, thực quản
Nguyên nhân
Trào ngược dạ dày là căn bệnh gây nên do cơ giữa thực quản và dạ dày của bé còn yếu, dẫn đến axit bị chảy ngược lại. Đôi khi các loại nước kích thích có thể xâm nhập vào phổi và gây ra các cơn ho mãn tính ở trẻ.
Biểu hiện
– Bé ho khàn, khò khè, lách cách đứt quãng và bé ho dai dẳng sau khi ăn xong. Cơn ho thậm chí trở nên tệ hơn khi bé nằm xuống.
– Bé cảm thấy nóng rát và buồn nôn hoặc ợ khi nuốt xuống. Ở những bé sơ sinh có thể bị đau bụng và khó chịu, ở những bé lớn hơn đang tập đi có thể dần hình thành một thói quen ăn uống cầu kỳ vì hay bị trào ngược khi ăn xong.
Mẹ nên làm gì?
– Hãy đưa bé đi khám nếu cơn ho khò khè kéo dài hơn 2 tuần.
– Bác sỹ sẽ khuyên các mẹ nên giữ cho bé ngồi thẳng ít nhất 30 phút sau khi ăn, để bé gối cao đầu trong lúc ngủ.
-Với những trẻ lớn hơn. Các mẹ không nên cho con ăn một số loại thức ăn: nước uống có ga, socola, đồ ăn cay, các loại quả có axit. Đặc biệt không được ăn trong vòng 2 tiếng trước khi đi ngủ.
– Uống thuốc theo toa kê của bác sỹ cũng có thể làm giảm căn bệnh này.
Ho gà
7 loại ho ở trẻ em
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên. Sau đó phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản. Ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố Pertussis toxin – protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh. Trong những ngày thời tiết thường xuyên ẩm ướt, vi khuẩn Bordetella pertussis sinh sôi và phát triển nhanh chóng.
Biểu hiện
– Thời gian đầu mắc bệnh, trẻ sẽ có những cơn ho nhẹ.
– Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn ho gà là 7-10 ngày sau thì trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, chảy nước mũi.
– Khi hít thở sẽ có những tiếng rít như tiếng rít cổ ở gà.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì bệnh trở nên nặng hơn gây ho nặng hơn. Kéo dài dẫn tới việc trẻ nôn ọe, không ăn được, mệt mỏi, chảy nước mắt nước mũi. Sau những cơn ho trẻ thường đỏ mặt hay tím tái cả người do ho nhiều không đủ dưỡng khí để thở, lâu dần gây suy hô hấp. Khi trẻ không đủ oxy để thở lâu dần sẽ dẫn tới suy hô hấp cấp và có thể gây tử vong ở trẻ.
Mẹ nên làm gì?
– Tiêm phòng đầy đủ 3 mũi vắc xin phòng ho gà.
– Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi mắc bênh ho gà hãy cho trẻ nhập viện điều trị.
– Với trẻ lớn cần được điều trị bằng kháng sinh từ 10-14 ngày thậm chí hàng tháng.
– Cho trẻ bú mẹ, uống nước, ăn rau xanh, hoa quả nhiều hơn. Nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu.
– Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng thực phẩm tốt hoặc các sản phẩm chứa Thymodulin như ZINDULIN.