Chức năng gan đối với sự sống của cơ thể và những điều bạn cần biết
Chức năng gan trong hoạt động sống của cơ thể là vô cùng quan trọng. Mỗi người nên hiểu rõ về gan để có thể bảo vệ cơ quan này tốt hơn. Cùng theo dõi bài viết của chúng tôi để có thêm thông tin bổ ích nhé!
1. Gan và cấu trúc của gan
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể con người. Vị trí của gan chủ yếu ở phần trên bên phải của bụng, ngay dưới cơ hoành. Một phần của gan cũng đi vào vùng bụng trên bên trái.
Gan trúc gan bao gồm bốn thùy: thùy phải và thùy trái lớn hơn, thùy đuôi và thùy vuông nhỏ hơn. Thùy trái và phải được phân chia bởi dây chằng hình lưỡi liềm nối gan với thành bụng. Các thùy của gan có thể được chia thành tám phần, được tạo thành từ hàng ngàn tiểu thùy (các thùy nhỏ). Mỗi tiểu thùy này có một ống dẫn chảy về phía ống gan chung dẫn mật ra khỏi gan.
2. 7 chức năng quan trọng của gan
Gan là một cơ quan thiết yếu của cơ thể khi thực hiện hơn 500 chức năng quan trọng. Tiêu biểu như loại bỏ các chất thải và chất lạ ra khỏi máu, điều chỉnh lượng đường trong máu hay tạo ra các chất dinh dưỡng thiết yếu.
2.1 Thực hiện trao đổi chất
Gan giữ vai trò trung tâm trong quá trình trao đổi chất bằng cách điều chỉnh sự cân bằng của carbohydrate, protein và chất béo trong cơ thể. Gan thực hiện chuyển đổi glucose thành glycogen để lưu trữ và giải phóng nó khi cần thiết. Ngoài ra, gan cũng tổng hợp protein, cholesterol và chất béo trung tính. Đồng thời, hoạt động của gan làm phá vỡ và loại bỏ độc tố, thuốc và kích thích tố ra khỏi máu.
2.2 Lưu trữ Vitamin và khoáng chất
Gan hoạt động như một cơ quan lưu trữ các chất dinh dưỡng và vitamin khác nhau của cơ thể. Cụ thể, gan lưu trữ Glycogen và chuyển đổi trở lại thành Glucose khi cơ thể cần năng lượng. Bên cạnh đó, gan còn dự trữ và giải phóng các chất Vitamin A, D, B12 và sắt vào máu khi cần thiết.
2.3 Chức năng giải độc
Gan có nhiệm vụ giúp cơ thể giải độc các chất độc từ rượu, ma túy hay độc tố môi trường. Gan có khả năng chuyển đổi các chất này thành các dạng ít độc hại hơn để loại bỏ khỏi cơ thể. Không chỉ có vậy gan còn sản xuất mật giúp phân hủy và hấp thụ chất béo, các Vitamin tan trong chất béo.
2.4 Sản xuất mật bảo vệ cơ thể
Mật là một chất lỏng màu vàng lục giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ chất béo. Mật được lưu trữ trong túi mật và được giải phóng vào ruột non khi cần thiết. Mật có tác dụng hũ hóa và phân hủy chất béo thành các hạt nhỏ hơn. Nhờ đó giúp các enzym tiêu hóa chúng dễ dàng hơn.
2.5 Chức năng gan trong chuyển hóa nội tiết tố
Gan chuyển hóa các Hormone như Insulin, Glucagon, Estrogen và Testosterone. Quá trình này giúp điều chỉnh nồng độ Hormone trong máu bằng cách phá vỡ các Hormone dư thừa và đào thải ra ngoài hoặc chuyển hóa chúng thành dạng không hoạt động.
2.6 Chức năng miễn dịch
Gan đóng một vai trò thiết yếu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bởi đây là cơ quan giúp loại bỏ vi khuẩn, vi rút và các mầm bệnh khác khỏi máu. Trong gan chứa các tế bào chuyên biệt được gọi là tế bào Kupffer hấp thụ và tiêu diệt các mầm bệnh này. Từ đó gan góp phần bảo vệ miễn dịch tổng thể.
2.7 Điều chỉnh quá trình đông máu
Chất làm đông máu được tạo ra bằng cách sử dụng vitamin K. Đây là loại vitamin chỉ có thể được hấp thụ với sự trợ giúp của mật do gan sản xuất.
3. Những bệnh liên quan đến gan thường gặp
Gan là cơ quan thải độc của cơ thể nên rất dễ bị tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số bệnh gây ảnh hưởng không tốt tới gan và chức năng của gan:
- Viêm gan: Viêm gan là tình trạng viêm gan do nhiễm vi-rút (viêm gan A, B, C, D và E), lạm dụng rượu, một số loại thuốc hoặc bệnh tự miễn. Viêm gan có thể dẫn đến tổn thương gan và xơ gan nếu không được điều trị.
- Xơ gan: Xơ gan là giai đoạn cuối của bệnh gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan khỏe mạnh bằng mô sẹo. Nó có thể được gây ra bởi viêm gan mãn tính, lạm dụng rượu trong thời gian dài, một số loại thuốc,… Xơ gan có thể dẫn đến suy gan nếu không được quản lý đúng cách.
- Hẹp đường mật: Hẹp đường mật là một tình trạng ảnh hưởng đến ống dẫn mật và dòng chảy của mật ở trẻ sơ sinh. Các ống dẫn mật trong và ngoài gan bị xơ hóa và tắc nghẽn.
- Bệnh thừa sắt – Hemochromatosis: Hemochromatosis là một rối loạn di truyền dẫn đến tích tụ quá nhiều sắt trong gan và các cơ quan khác. Theo thời gian, lượng sắt dư thừa có thể gây tổn thương gan và xơ gan.
- Ung thư gan: Ung thư gan có thể bắt nguồn từ trong gan hoặc lây lan từ các bộ phận khác của cơ thể. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư gan bao gồm viêm gan siêu vi mãn tính (đặc biệt là viêm gan B và C), xơ gan, uống quá nhiều rượu và một số tình trạng di truyền.
4. Phương pháp đảm bảo chức năng gan hoạt động tốt
Bảo vệ gan là điều cần thiết cho sức khỏe tổng thể của bạn. Dưới đây là một số cách giúp bạn duy trì sức khỏe của lá gan:
- Tiêm phòng viêm gan A và B: Tiêm vắc-xin là điều vô cùng quan trọng để giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm vi-rút gây hại cho gan.
- Thực hành tình dục an toàn: Sử dụng biện pháp bảo vệ để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục như viêm gan C.
- Chế độ ăn uống cân bằng: Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh nên được bổ sung mỗi ngày.
- Tránh lạm dụng thuốc uống: Một số loại thuốc, chất bổ sung thảo dược có thể gây hại cho gan.
- Hạn chế uống rượu: Sử dụng nhiều rượu được coi là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương gan và dẫn đến một số bệnh như gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan.
- Tập thể dục thường xuyên: Các hoạt động thể chất giúp duy cải thiện tuần hoàn và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần): Thăm khám sức khỏe thường xuyên, bao gồm bao gồm kiểm tra chức năng gan, để theo dõi sức khỏe của gan và xác định sớm bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào.
Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết về gan và các chức năng gan mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Gan giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của cơ thể. Chính vì vậy, mỗi người bạn cần chủ động phòng và bảo vệ gan trước những tác nhân gây hại.