Mẹ đảm cần quan tâm bổ sung kẽm cho con
Các nghiên cứu dinh dưỡng chứng minh Kẽm (Zn) có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao, thể chất của trẻ. Bài viết dưới đây, Oceanpharm sẽ giúp mẹ hiểu tại sao trẻ cần bổ sung kẽm nhé!
Vai trò của kẽm đối với sức khỏe của trẻ
Dù chỉ chiếm một phần rất nhỏ trọng lượng cơ thể nhưng kẽm đóng vai trò sinh học rất quan trọng đối với sức khỏe con người. . Vai trò nổi bật của kẽm đối với sức khỏe trẻ em được tóm lược như sau:
– Kẽm tác động tích cực trên sự tăng trưởng của cơ thể
+ Kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng. Thiếu kẽm sẽ làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì và giảm chức năng sinh dục.
+ Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ cải thiện chiều cao, đồng thời giúp tăng cân nhanh.
+ Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên đang phát triển nhanh, đặc biệt phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị thiếu kẽm. Vì nhu cầu tăng cao hơn người bình thường. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai làm giảm cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh. Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn. Đồng thời giúp tăng cân nhanh đối với trẻ suy dinh dưỡng.
+ Bên cạnh đó, kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn. Trẻ em biếng ăn kéo dài sẽ dễ bị suy dinh dưỡng.
– Kẽm giúp tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch cơ thể
Kẽm giúp duy trì hoạt động hiệu quả của hệ miễn dịch giúp trẻ khỏe mạnh và chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Bổ sung kẽm đầy đủ đồng nghĩa với việc giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Để giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất, phụ huynh nên ghi nhớ việc bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết hàng ngày cho trẻ.
Vai trò của kẽm với cơ thể trẻ
Ảnh hưởng xấu của thiếu kẽm đối với trẻ nhỏ
Biểu hiện thường thấy ở trẻ bị thiếu kẽm là ăn không ngon, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành,….
Thiếu kẽm gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng, rối loạn giấc ngủ, tư duy chậm, trí nhớ kém, bị viêm nhiễm đường hô hấp; thị lực kém, bị các bệnh viêm da,…
Thiếu kẽm không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tác động xấu đến tinh thần. Trẻ thiếu kẽm thường dễ nổi cáu. Bởi kẽm giúp vận chuyển canxi – một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.
Bổ sung kẽm giúp trẻ khỏe mạnh và tăng trưởng tối ưu
Nhu cầu bổ sung kẽm của mỗi độ tuổi
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì việc bổ sung lượng kẽm cần thiết cho trẻ tùy thuộc lứa tuổi, cụ thể:
Trẻ dưới 3 tháng cần 3mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi là 5 – 8mg/ngày.
Trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu.
Thanh niên và người trưởng thành cũng cần bổ sung lượng kẽm cần thiết là 15mg/ngày đối với nam, 12mg/ngày đối với nữ để cơ thể có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất.
Phụ nữ mang thai cần khoảng 15mg kẽm trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Nguồn bổ sung kẽm an toàn
Nguồn bổ sung kẽm hiệu quả
Đối với các trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất đó chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Trong 3 tháng đầu lượng kẽm có trong sữa mẹ chiếm khoảng 2 – 3mg/lít. 3 tháng tiếp theo thì lượng kẽm giảm xuống còn khoảng 0,9mg/lít. Vì thế, mẹ cần ăn nhiều những loại thức ăn giàu kẽm: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò…
Đối với trẻ lớn hơn thì người mẹ có thể bổ sung kẽm qua thức ăn. Ví dụ như: trong 50g thịt thăn heo chứa khoảng 2mg kẽm, 250g sữa chua chứa 1,6mg kẽm, và nửa cái ức gà chứa 1mg kẽm… Để bé có thể hấp thụ kẽm tốt nhất, mẹ nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C.
Như vậy, bên cạnh việc bổ sung vitamin D và chất khoáng canxi, phụ huynh đừng quên bổ sung kẽm cho trẻ đầy đủ. Đây chính là việc làm nhiều ý nghĩa giúp con trẻ phát triển tối ưu thể chất và trí tuệ.
Zindulin kết hợp Kẽm và vitamin D3, hỗ trợ mẹ trong hành trình chăm bé.
ThS.BS. Đinh Thạc (Bệnh viện Nhi đồng 1) |