Làm sao để bổ sung canxi hiệu quả?
Canxi là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể con người. Cung cấp đầy đủ canxi giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Bạn đã hiểu hết về canxi? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để thêm vào sổ tay chăm sóc sức khỏe của bạn những thông tin hữu ích về canxi nhé!
Vai trò của Canxi đối với cơ thể người
Canxi là một nguyên tố quan trọng giúp cơ thể con người phát triển khỏe mạnh. Nó chiếm khoảng từ 1,5-2% trọng lượng cơ thể. Trong đó, 99% tồn tại trong răng, xương và móng tay, móng chân và 1% lượng canxi còn lại trong máu, trong các tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Canxi giúp hình thành khung xương, hộp sọ, răng, đồng thời tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ……
Canxi đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển xương. Bổ sung đủ canxi giúp chắc xương và răng, chống còi xương, loãng xương và nhuyễn xương. Ngoài ra, canxi tham gia vào quá trình lưu thông máu, duy trì hoạt động cơ bắp, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh và giúp tiết chế một số hormone. Canxi đảm bảo hoạt động của nhiều tạng trong cơ thể, làm các ion dễ thấm qua màng tế bào, giúp cho tế bào và mô hoạt động bình thường, các enzym dễ dàng được hoạt hóa và đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng, các hormon được vận chuyển và lưu thông tốt. Canxi cũng tác động vào quá trình đông máu và kích thích hoạt động hệ thần kinh- cơ.
Vai trò của canxi với cơ thể
Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu canxi?
Thiếu canxi gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mỗi chúng ta. Một số hậu quả của việc không cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể thường gặp:
– Hiện tượng chuột rút ở bắp chân.
– Trẻ em còi cọc, chậm lớn, rụng tóc, hay khóc đêm, ra mồ hôi trộm, hay ốm. Biểu hiện rõ nhất là tóc rụng hình vành khăn
– Đối với phụ nữ có thai và cho con bú, thiếu canxi dẫn đến đau nhức cơ bắp, lưng, vai gáy, rụng tóc, đau lưng sau sinh, loãng xương sớm…
– Với người già, thiếu canxi dẫn tới bệnh loãng xương, xương dễ gãy cực kỳ nguy hiểm….
– Với người gãy xương, thiếu hụt canxi thêm thì vết gãy lâu liền
Nên bổ sung bao nhiêu canxi là đủ?
Canxi có trong sáu chục ngàn tỷ tế bào của mỗi cơ thể. Nhưng hàng ngày sẽ bị mất đi qua mồ hôi và hệ bài tiết, thậm chí ngay cả lúc bạn nghỉ ngơi. Nhu cầu canxi ở mỗi lứa tuổi là không giống nhau nên tùy từng cơ thể mà có nhu cầu về lượng canxi khác nhau.
– Đối với phụ nữ mang thai, sau sinh và người già thì sẽ cần canxi nhiều hơn các đối tượng khác. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần 1200-1500mg. Phụ nữ ở tuổi mãn kinh cần 1.200mg canxi hoặc nhiều hơn mỗi ngày.
– Đối với trẻ em và thanh thiếu niên mỗi ngày cần từ 800-1200mg canxi. Cần chú ý tới liều lượng, tránh thiếu hụt hay dư thừa canxi vì không tốt cho sức khỏe. Bổ sung cho trẻ mỗi năm từ 2 đến 3 đợt, khoảng cách từ 3 đến 4 tuần. Ngoài ra, cần cho trẻ hoạt động ngoài trời để có được vitamin D từ ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm.
– Đối với người trưởng thành nhu cầu canxi mỗi ngày trung bình khoảng 900mg. Tuy nhiên, 80% lượng canxi trong thực phẩm bị đào thải ra ngoài. Vậy nên, cần tránh dùng các đồ ăn chứa nhiều phốt pho. Vì chất này sẽ gây ra lắng đọng canxi tạo thành muối không hòa tan. Không nên ăn những đồ giàu chất xơ hoặc bánh mì toàn phần, ngô, lúa mì… Vì chúng gây ức chế quá trình hấp thu canxi.
Bổ sung canxi như thế nào là đúng cách?
– Theo các chuyên gia dinh dưỡng, canxi nên uống vào buổi sáng (khoảng từ 7h- 8h). Vì đây là khoảng thời gian canxi dễ dàng hấp thu vào cơ thể nhất. Nên uống canxi sau ăn sáng khoảng một tiếng đồng hồ. Đồng thời, không nên uống canxi trước khi ăn để tránh việc ảnh hưởng tới dạ dày.
– Ngoài ra, chúng ta cũng có thể uống canxi sau bữa ăn trưa khoảng một tiếng. Nên chia đôi uống sau bữa ăn sáng và bữa ăn trưa để cơ thể hấp thu canxi từ từ thì sẽ hiệu quả hơn.
– Không nên uống canxi vào buổi chiều hoặc tối, đặc biệt là sau 9 giờ tối. Đối với trường hợp bạn đang dùng các loại kháng sinh khác thì nên uống cách hai tiếng. Chú ý không uống canxi cùng với ăn đồ ăn quá mặn. Vì điều này có thể tăng lượng thải canxi qua nước tiểu gây ra mất canxi.
Những lưu ý trong việc bổ sung canxi
– Nếu cơ thể không đủ canxi và vitamin D, cơ thể có thể sẽ lấy canxi từ xương. Theo thời gian, canxi bị hao hụt có thể tăng nguy cơ loãng xương. Tuy nhiên, cần lưu ý bổ sung lượng canxi vừa đủ để tránh dư thừa có thể gây ra một số bệnh lý như sỏi thận, sỏi bàng quang,…
– Vitamin D giúp canxi được hấp thu dễ dàng hơn. Vậy nên, ngoài bổ sung thực phẩm giàu canxi cũng cần bổ sung vitamin D. Một số nguồn bổ sung vitamin D như: ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm, sữa, các loại cá biển,…
– Thực phẩm chứa nhiều chất đạm sẽ làm gia tăng lượng bài tiết canxi.
– Canxi trong thức ăn không được hấp thụ hết ở trong ruột. Khoảng 70-80% canxi bị lưu trong phân, nhất là khi đưa vào cơ thể nhiều đồ ăn chứa xenlulo. Việc tiêu hoá chất béo không thoả đáng làm cho sự hấp thu canxi giảm đáng kể. Do vậy, không nên ăn quá nhiều chất béo, chất đạm, ăn mặn…
– Nên uống nhiều nước khi bổ sung canxi để tránh sỏi thận.
Hiện nay, các chuyên gia kiến nghị bổ sung thêm K2 khi bổ sung Calci vì K2 có tác dụng liên kết các ion calci tự do gắn vào xương, chống lắng cặn và chống tạo xơ vữa động mạch.
Calevit – thực phẩm bổ sung canxi an toàn
Cơ thể sẽ ra sao khi thừa canxi?
Thừa canxi gây ức chế việc hấp thu các chất khác như sắt và kẽm. Từ đó sẽ làm cho cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này. Mặt khác, thừa canxi còn gây ra tình trạng quá tải cho thận, nếu vẫn tiếp tục bổ sung quá so với nhu cầu cơ thể. Trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận. Nếu dùng canxi liều cao có thể sẽ làm ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu. Dẫn đến tình trạng rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim. Thừa canxi gây ra tình trạng sỏi thận mãn tính, vôi hóa khớp vai, canxi hóa động mạch…