Những hậu quả của thiếu canxi, có thể bạn chưa biết

Được biết đến là một nguyên tố quan trọng và cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể, canxi tham gia vào nhiều hoạt động chuyển hoá hơn ta biết. Vậy tất cả những hậu quả của thiếu canxi là gì? Hãy cùng Oceanpharm tìm hiểu vấn đề này nhé!

1. Dấu hiệu của thiếu canxi là gì?

Không khó để nhận ra những cảnh báo của cơ thể khi cơ thể bị thiếu canxi. Nếu bạn chưa  biết những dấu hiệu này, hãy đọc kỹ đoạn dưới đây nhé:

– Dấu hiệu liên quan đến xương khớp, răng và móng tay

hậu quả của thiếu canxi

Canxi cũng ảnh hưởng đến độ khoẻ của móng tay

Canxi quyết định đến sự hình thành và phát triển của răng, móng tay, xương khớp. Nếu cơ thể đang bị thiếu canxi thì bạn sẽ bị chuột rút nhiều lần trong ngày, thường xuyên bị đau ở các vị trí như cánh tay, đùi, bắp đùi, nách,… Khi cơ thể bị thiếu canxi, quá trình chuyển hoá diễn ra không hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Bạn đừng bỏ qua những dấu hiệu như bị tê tay, tê chân, đau vai gáy,… nếu như phải giữ lâu ở 1 tư thế. Đây cũng là 1 trong những dấu hiệu của việc bị thiếu hụt canxi.

Ngoài ra, hậu quả của thiếu canxi cũng ảnh hưởng đến màu sắc của răng. Đó là lý do vì sao nhiều phụ nữ sau sinh răng bị vàng hơn. Đặc biệt, cơ thể bị thiếu canxi cũng làm móng tay và móng chân mỏng hơn, dễ gãy hơn.

– Dấu hiệu liên quan đến tới hệ thần kinh

hậu quả của thiếu canxi

Giấc ngủ kém cũng là hậu quả của thiếu canxi

Các cơn co giật/co thắt thường xuyên xảy ra, chất lượng giấc ngủ kém,… cũng là những dấu hiệu của việc thiếu canxi. Khi cơ thể bị thiếu hụt một dưỡng chất nào đó, quá trình trao đổi chất diễn ra kém hiệu quả nên ảnh hưởng đến cả cơ thể.

2. Những hậu quả của việc thiếu canxi

Đa phần mọi người mới chỉ biết rằng, còi xương/loãng xương là hậu quả lớn của thiếu canxi. Vậy những hậu quả khác là gì? 

– Đối với trẻ em

Trẻ nhỏ – nhất là trẻ đang trong 3 “giai đoạn vàng” để phát triển chiều cao, khi thiếu canxi sẽ gặp những vấn đề sau: 

hậu quả của thiếu canxi

Thiếu canxi trẻ sẽ thấp còi hơn chúng bạn

+ Còi xương: Canxi chính là thành phần chính của xương. Do đó, các giai đoạn vàng cần bổ sung đầy đủ canxi cho bé. Nếu không được cung cấp đủ canxi, hiện tượng canxi hóa các đầu sụn và xương non sẽ diễn ra sớm và nhanh hơn bình thường. Hậu quả là, khung xương của trẻ không được phát triển, nên trẻ thấp còi hơn bạn cùng lứa.

+ Suy dinh dưỡng: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, canxi liên kết với một số enzyme để phân giải một số thực phẩm được đưa vào cơ thể. Điều này có nghĩa rằng, nếu không được bổ sung đầy đủ canxi thì cũng bị thiếu hụt các chất khác.

+ Biến dạng xương: Khung xương có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cơ thể nên khung xương thường to và rất chắc chắn. Hậu quả của thiếu canxi, khung xương sẽ trở nên yếu ớt và có thể bị biến dạng trong quá trình trẻ tập đi, vui chơi hay mang vác các vật nặng. Ngoài ra, khi khung xương yếu còn dẫn đến một số biến dạng xương như chân vòng kiềng, chân chữ X, cong/vẹo cột sống,…

+ Rối loạn giấc ngủ: Thiếu canxi dẫn đến tình trạng xung đột thần kinh không ổn định, vỏ não luôn trong trạng thái hưng phấn nên trẻ rất khó đi vào giấc ngủ. Nếu trẻ có ngủ được thì cũng thường xuyên bị giật mình, ngủ không sâu, ngủ không liền mạch. 

+ Rối loạn hệ thần kinh: Canxi là dưỡng chất tham gia vào hoạt động truyền dẫn thần kinh Nên khi cơ thể bị thiếu hụt canxi, trẻ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức hoặc hưng phấn quá mức. Cả 2 trạng thái này kéo dài lâu cũng không tốt cho trẻ.

+ Suy yếu hệ miễn dịch: Thiếu canxi sẽ khiến cơ thể hạn chế hấp thu được các chất khác nên hệ miễn dịch của trẻ theo đó cũng kém theo. Do đó, trẻ thường bị ốm vặt, ốm theo mùa, tái đi tái lại nhiều lần.

– Đối với người lớn

Tương tự như trẻ nhỏ, cũng có nhiều hậu quả của thiếu canxi ở người trưởng thành. Cụ thể như sau:

hậu quả của thiếu canxi

Loãng xương là hậu quả nặng nề của thiếu canxi

+ Loãng xương: Nếu tình trạng thiếu canxi diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến bệnh loãng xương ở người trưởng thành. Lúc này cấu trúc xương trở nên xốp, giòn, dễ bị gãy.

+ Hạ canxi máu: Canxi trong máu tham gia các chức năng về thần kinh, nhịp tim, phản xạ cơ bắp,… nên khi canxi trong máu thấp sẽ ảnh hưởng đến các chức năng này. 

+ Viêm loét đường tiêu hoá: Cơ thể bị thiếu canxi có thể khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn Nồng độ axit trong dạ dày quá cao sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Do đó, để đảm bảo bệnh viêm loét dạ dày không tái phát nhiều lần, người bệnh cần chú ý bổ sung thêm canxi.

+ Suy nhược thần kinh: Những người bị thiếu canxi, thường dễ bị căng thẳng, trí nhớ giảm sút, hay cáu gắt, có thể suy nhược. 

+ Bệnh tim: Canxi trong máu còn tác động đến hoạt động co bóp của tim. Nếu canxi trong máu cao thấp thất thường, đều dẫn đến sự hưng phấn ở khoang tim, gây rối loạn nhịp tim.

Trên đây là tất cả những hậu quả của thiếu canxi với cơ thể. Đọc đến đây chắc bạn đã biết canxi là chất rất quan trọng và tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá của cơ thể. Hãy để Oceanpharm và Calevit Forte giúp bạn khỏe hơn mỗi ngày nhé. Thông tin chi tiết về sản phẩm tại link.