NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI

     Bệnh loãng xương ở cao tuổi là một trong những bệnh phổ biến gần như không thể tránh khỏi ở người già, đến nỗi nhiều người chấp nhận nó như là một quá trình tất yếu của tự nhiên. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn khiến người bệnh gặp khó khăn mỗi khi vận động, thậm chí dẫn đến giòn xương, gãy xương và trở thành tàn phế. Vậy làm thế nào để người cao tuổi có được xương khớp dẻo dai, kéo dài tuổi thọ, đang được gia đình và xã hội quan tâm đến.

loãng xương ở người già

Loãng xương ở người già đang ngày càng phổ biến

1. Bệnh loãng xương là gì?

     Loãng xương là bệnh lý của hệ xương khớp, khối lượng xương đỉnh giảm, lượng chất nền tạo xương và trọng lượng của một đơn vị thể tích xương giảm. Lúc này các kết cấu xương giảm độ đặc, độ dày và tăng phần xốp, thưa hơn. Khi kiểm tra trên máy đo, sẽ thấy mật độ xương giảm rõ rệt.

     Sở dĩ xảy ra hiện tượng loãng xương  là do thiếu hụt canxi cùng các khoáng chất và protein trong xương. Khi mật độ xương mất cân bằng, sẽ xảy ra quá trình tạo xương bị suy giảm trong khi quá trình hủy xương bắt đầu gia tăng gây nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp.

2. Loãng xương ở cao tuổi xuất hiện do đâu?

     Nguyên nhân người già hay bị loãng xương chính là do tuổi tác gây ra. Khi tuổi càng cao, các cơ quan chức năng như dạ dày, đường ruột, gan, thận hay tạo cốt bào ngày càng bị lão hóa theo tuổi. Khi đó, xương hấp thụ canxi và những chất dinh dưỡng kém. Từ đó, dẫn đến mất cân bằng giữa việc tạo và hủy xương, khiến xương trở nên thưa.

     Đặc biệt, phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh chiếm tỉ lệ loãng xương tương đương với loãng xương do tuổi già. Sau tuổi mãn kinh, hoạt động của buồng trứng ngưng lại gây thiếu hụt nội tiết tố estrogen, làm cho các tế bào hủy xương gia tăng hoạt tính. Trong khi chức năng điều hòa và hấp thụ canxi bị suy giảm. Và đây cũng là nguyên nhân phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh mắc bệnh loãng cao hơn ở nam giới.

     Ngoài ra, bệnh loãng xương ở người già cũng có thể do mắc một số bệnh như suy thận, tuyến thượng thận, cường giáp trạng, bệnh yếu liệt chi, chấn thương, hoặc do lạm dụng thuốc corticoides trong một thời gian dài, hoặc bệnh mạn tính phải nằm dài ngày

3. Hậu quả của bệnh loãng xương

     Bệnh loãng xương diễn ra âm thầm, kéo dài trong nhiều năm, tháng. Và nó thường không có biểu hiện nên rất khó để nhận biết. Khi phát hiện ra bị loãng xương, thường là người bệnh đã có các triệu chứng đau nhức, tê bì chân tay là lúc bệnh đã nặng. Vì vậy, cần phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh loãng xương kịp thời. Bởi những hậu quả do loãng xương gây ra rất nguy hiểm: gãy xương, mất khả năng vận động, tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ cùng vô vàn các bệnh mãn tính khác.

đau nhức xương khớp

Hậu quả của bệnh loãng xương

4. Cách phòng ngừa bệnh loãng xương

     Tránh để tình trạng có bệnh rồi mới chữa là điều không nên. Do đó, cách  điều trị tốt nhất là dự phòng bệnh loãng xương từ sớm, giúp làm chậm lại quá trình mất xương.

     – Đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ các dưỡng chất có chứa canxi, magnesium, vitamin D,K và cùng các khoáng chất khác.

    – Tăng cường vận động, tập thể dục hàng ngày.  Những bài tập hợp lý như yoga, aerobics, đi bộ cũng là phương pháp hiệu quả tăng độ dẻo dai xương khớp.

    – Tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

   –  Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, sau độ tuổi 50.

   – Bổ sung các dưỡng chất có tác dụng tái tạo xương cần thiệt cho hệ xương như Canxi, vitamin D3, vitamin K.

thực phẩm bổ sung canxi

Calevit forte hỗ trợ bổ sung canxi hiệu quả  

   Vitamin D3 đóng vai trò là dẫn xuất giúp hấp thụ canxi từ ruột vào máu dễ dàng hơn. Đặc biệt vitamin K2 cùng vitamin D3 vận chuyển vào tận xương. Nó giúp vận chuyển canxi từ những chỗ thừa để đưa tới khung xương. Hạn chế tình trạng lắng cặn. Ngoài ra. vitamin K2 còn có khả năng tăng lượng Collagen trong xương, giúp xương dẻo dai, làm chậm quá trình mất xương do sinh lý, tăng cường tuổi thọ ở cao tuổi.