Cảm cúm bà bầu – 4 điều bạn cần biết

      Trong suốt thai kì, bà bầu phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ tâm lý cho đến sức khỏe. Mong muốn con chào đời được khỏe mạnh là niềm hạnh phúc của tất cả các bà mẹ. Tuy nhiên, một số bệnh gặp trong thai kì với bà bầu lại để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bé yêu. Một trong những bệnh thường gặp nhất là cảm cúm hay cúm.

     Để tránh những hậu quả đáng tiếc với bé yêu do bệnh cúm trong thai kì của mẹ gây ra, mẹ bầu hãy chú ý đọc kĩ bài viết này nhé.

cảm cúm bà bầu

4 điều bạn cần biết về cảm cúm bà bầu

1.Cảm cúm thai kì là gì?

     Là hiện tượng bà bầu mắc phải bệnh cảm và cúm trong lúc mang thai.

    Cảm và cúm là hai bệnh nhưng chúng có biểu hiện giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn. Chúng đều do virus gây ra.

   Triệu chứng bệnh cảm thì nhẹ hơn so với cúm, nó cũng khởi phát từ từ hơn kèm các dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, đau họng.

   Cúm thì nặng hơn, khởi phát đột ngột, kèm theo sốt bên cạnh các triệu chứng như cảm. Khi mắc cúm cơ thể có những biểu hiện sau:

  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Rất mệt/yếu
  • Ho khan
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi
  • Đau cơ thể và/hoặc cơ

    Ở nước ta thường hay gọi cúm là cảm cúm.

   Cảm cúm gây ra bởi các chủng cúm ( hiện chia thành cúm A, cúm B, cúm C), chúng có rât nhiều loại, biến đổi nhanh chóng, bởi vậy nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cúm rất cao, đặc biệt ở những phụ nữ có thai do sức đề kháng kém.

cảm cúm bà bầu

Cảm cúm thai kì là gì?

2. Cảm cúm có nguy hiểm với thai nhi?

     Theo các chuyên gia khoa sản, bị cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ là vô cùng nguy hiểm. Trong 3 tháng đầu, hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm. Nhất là khi thời tiết thay đổi, giao mùa. Do đó, bà bầu rất dễ bị nhiễm cảm cúm. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, virus cúm có thể gây dị tật cho thai nhi..

     Bị cảm cúm trong khi mang thai 3 tháng đầu bao gồm những khả năng:

    – Bị cảm cúm do nhiễm Rubella. Đây là trường hợp nguy hiểm, thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh đến 90%, virus này cũng có khả năng gây dị tật, tổn thương ở mắt và hệ thần kinh cho thai nhi. Với trường hợp này, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên bỏ thai.

   – Bị cảm cúm theo mùa. Nếu mẹ bầu bị cúm nặng, sốt cao, nhiểm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có khả năng bị sảy thai sớm hoặc thai lưu.

    Virus cảm cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thủy tinh thể mắt, hở hàm ếch, hội chứng down…

    Cảm cúm trong 3 tháng cuối của thai kì có thể gây ra sinh non hoặc sảy thai.

3. Có nên tiêm vắc-xin phòng cúm?

     Vaccine là một biện pháp để hạn chế tình trạng mắc cúm trong thời gian mang thai. Nhưng không có nghĩa phương pháp này sẽ đảm bảo 100% bạn không mắc cúm.

     Vì sao lại như vậy? Virus cúm có nhiều chủng khác nhau và có khả năng thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh rất nhanh. Điều này đồng nghĩa với việc vaccine chỉ phòng được một số chủng nhất định và các chủng chưa biến đổi. Tuy vậy, tiêm vaccin vẫn sẽ hạn chế nguy cơ và các mẹ trước khi mang bầu nên tiêm phòng cúm trước ít nhất 2-3 tháng. Trường hợp quên mà thai kì có vào mùa cúm, thì các mẹ có thể cân nhắc tiêm sau thời điểm 3 tháng đầu.

Cảm cúm bà bầu

Có nên tiêm vaccine cảm cúm bà bầu?

4. Cảm cúm sẽ tự khỏi nên không cần dùng thuốc?

     Đúng là cảm cúm do virus gây ra, và theo cơ chế gây bệnh của cảm cúm thì trong vòng 1 tuần – 10 ngày triệu chứng sẽ hết.

     Nhưng đối với bà bầu, sức khỏe yếu sẽ kéo theo mệt mỏi cho cơ thể, sức đề kháng yếu lại là điều kiện cho các virus hoặc vi khuẩn khác xâm nhập làm cho tình trạng càng nặng hơn. Khi bà bầu mới chớm có các triệu chứng nhẹ, cần làm giảm triệu chứng càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ vào bé. Bà bầu nên ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ và kết hợp dùng cá sản phẩm thảo dược tự nhiên an toàn cho thai nhi.